CÁCH XỬ LÝ NƯỚC DÙNG CHO NUÔI TÔM CÁ CÔNG NGHỆ CAO THEO MÔ HÌNH STC

Hiện tượng tôm chết vì bệnh hoặc không rõ nguyên nhân trong khoảng 10 - 45 ngày đầu tiên hoặc chậm lớn xảy ra rất phổ biến. Nếu tôm giống có nguồn gốc rõ ràng, sạch bệnh thì tác nhân chủ yếu sẽ liên quan đến cách thức cải tạo ao hoặc xử lý nước (quản lý chất lượng nước). Kinh nghiệm thực tiễn đã khẳng định người nuôi tôm sẽ thành công hơn nếu thực hành được nguyên tắc cốt lõi “ Nuôi tôm là nuôi nước” - mà nuôi nước tức là “nuôi vi sinh’’.

Xử lý nước là xử lý cái gì trong nước? 

  • Hiện tượng tôm chết vì bệnh hoặc không rõ nguyên nhân trong khoảng 10 - 45 ngày đầu tiên hoặc chậm lớn xảy ra rất phổ biến. Nếu tôm giống có nguồn gốc rõ ràng, sạch bệnh thì tác nhân chủ yếu sẽ liên quan đến cách thức cải tạo ao hoặc xử lý nước (quản lý chất lượng nước). Kinh nghiệm thực tiễn đã khẳng định người nuôi tôm sẽ thành công hơn nếu thực hành được nguyên tắc cốt lõi “ Nuôi tôm là nuôi nước” - mà nuôi nước tức là “nuôi vi sinh’’.
  • Để “nuôi” được nước chúng ta cần hiểu về yêu cầu chất lượng nước ban đầu cũng như xử lý các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước, để chúng đạt được ngưỡng phù hợp với con tôm và giúp tôm sinh trưởng và phát triển tốt. Đây là những yếu tố người nuôi cần quan tâm trong giai đoạn đầu của quá trình “nuôi nước” – “nuôi vi sinh trong ao” 

Độ mặn

  • Độ mặn phù hợp để nuôi tôm thẻ chân trắng từ 5‰- 35‰. Yếu tố này liên quan đến mật độ nuôi, dinh dưỡng và khoáng cho tôm. Độ mặn tối ưu thường từ 12‰ - 15‰, do đó người nuôi có thể chứa nước hoặc điều hòa độ mặn này nếu diện tích khu nuôi lớn.

Độ pH

  • Độ pH trong ao nuôi nên duy trì trong khoảng 7.2 - 7.8. Biên độ dao động cực đại trong ngày không quá 0.3, để nâng pH người nuôi có thể dùng vôi; để pH giảm thì đưa mật rỉ đường trực tiếp xuống ao hoặc sục khí với chế phẩm vi sinh tốt (sử dụng sản phẩm STC- BIO của công ty STC) từ 36h trở lên trước khi sử dụng.

Độ kiềm

  • Tôm thẻ chân trắng phù hợp với độ kiềm từ 120 - 150 mg CaCO3/l. Độ kiềm trong ao nuôi tôm thấp thường do: độ mặn thấp, ao bị phèn, thực vật phù du (tảo), rong phát triển mạnh, hai mảnh vỏ, ốc đinh…quá nhiều. Để tăng kiềm tốt nên loại bỏ các tác nhân này kết hợp bón vôi CaCO3 định kỳ trước khi mưa và sử dụng sản phẩm thêm khoáng SJC 009 - 5Kg  để tăng kiềm nếu kiềm còn thấp.

Oxy hòa tan

  • Nồng độ oxy hòa tan phù hợp cho tôm phát triển tốt là 5mg/l trở lên. Để có được nồng độ oxy này cần phải có dòng chảy liên tục trong ao nuôi để giúp quá trình trao đổi chất oxy hòa tan trong nước được đảm bảo. Các ao quảng canh nước đứng không đạt ngưỡng này đặc biệt khi nước kẹo hoặc trời đứng gió tôm dễ bệnh và rớt hàng loạt do thiếu oxy cục bộ. Ngoài ra, khi trời mưa, vi khuẩn phát triển, tảo rớt cạnh tranh oxy rất nhiều đối với tôm nên chuẩn bị oxy viên 24/24 trong khi nuôi tôm để bổ sung trước khi mưa hoặc khi thấy thời tiết thay đổi bất thường.

Đối tượng mang mầm bệnh trung gian

  • Ốc đinh, trứng nước, cá tạp, nhái, côn trùng…là những đối tượng trung gian mang mầm bệnh gây hại cho tôm. Ngoài ra, khi phát triển tới mức độ nhất định, các đối tượng trên sẽ làm biến đổi môi trường nuôi theo hướng bất lợi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và phát triển của tôm như cạnh tranh thức ăn, khoáng chất, dinh dưỡng... Những loài hai mảnh vỏ, ốc chúng ăn lọc nên là Ổ chứa vi khuẩn đặc biệt là nhóm vi khuẩn vibrio gây hại đến tôm khi tôm ăn phải chúng. Để xử lý triệt để nên dùng sản phẩm diệt ốc đinh, hến, vòm xanh, nhuyễn thể STC F200 để diệt trứng nước, sứa, ký sinh trùng - Gregarine, vi bào tử trùng (EHP), nấm…

Hình sử dụng cua con cho xử lý nhau trâu - hến trong ao nuôi Farm Tuấn Nghị - Cà Mau.

Vi khuẩn

  • Vào thời điểm ban đầu khi vừa lấy nước từ môi trường ngoài vào ao nuôi, trong nước có nhiều loại vi khuẩn có lợi lẫn có hại. Để quản lý tốt vi khuẩn suốt quá trình nuôi cần diệt khuẩn trước khi thả. Có thể diệt khuẩn an toàn bằng acid hữu cơ STC K9.

Tảo

  • Tảo là nguồn cung cấp oxy chính cho hô hấp của tôm, đồng thời hấp thu muối, dinh dưỡng, giảm độ trong của nước, giúp cân bằng hệ sinh thái ao nuôi… Khi mật độ tảo phát triển quá mức sẽ gây nở hoa trong nước, gây thiếu oxy cho ao tôm về đêm. Do đó, quản lý tốt tảo trong ao là rất cần thiết. Một số sản phẩm như STC-BIO, STC FLOCK, TS-39 là những sản phẩm đã được sử dụng hiệu quả trong việc kiểm soát tảo và Gây thức ăn tự nhiên khi nuôi tôm. Để diệt vi khuẩn và kiểm soát các mầm bệnh nên sử dụng STC K9 1kg/2000m3.

Ký sinh trùng (Gregarine), vi bào tử trùng (EHP), nấm

  •  Ký sinh trùng (Gregarine), vi bào tử trùng (EHP), nấm là nguyên nhân trực tiếp gây các các bệnh nhiễm khuẩn, phân trắng, làm tôm chậm phát triển và chết sớm. Tham khảo thêm link sau: [https://www.youtube.com/watch?v=yzpAH7_vHus]. Do đó, cần phải xử lý dứt điểm để tránh tái nhiễm. Nguyên nhân là do nguồn nước được cấp vào ao nuôi chưa chưa được xử lý tốt và điều kiện môi trường trong ao nuôi kém. Khi đó, các mầm bệnh này vẫn tồn tại và tiếp tục phát triển nếu không được giải quyết triệt để.

Cơ chế vi sinh cạnh tranh, khuẩn tốt ức chế khuẩn xấu và xử lý môi trường nước bằng vi sinh có lợi.

  • Lactobacillus spp có tính đồng nhất, tức là các hexozơ được chuyển hóa bằng cách đường phân thành lactat như sản phẩm cuối cùng, hoặc phản ứng chuyển hóa, tức là các hexozơ được chuyển hóa theo con đường Phosphoketolase thành lactat, CO2 và axetat hoặc etanol như các sản phẩm cuối chính[1].  Chúng  hoạt động đối kháng mạnh nhất chống lại vi khuẩn gây bệnh như E.coli, V. cholerae, V.parahaemolyticus, Salmonella sp. và Shigella sp, ức chế tối đa vi khuẩn phát sáng V. harveyi. 
  • Saccharomyces spp có thể sản xuất axit hữu cơ và cho thấy khả năng chống lại kháng sinh như tetracycline, ampicillin, gentamicin, penicillin, polymyxin B và axit nalidixic. Chúng có thể sản xuất các enzyme như amylase, protease, lipase, cellulase, bất hoạt độc tố vi khuẩn, loại bỏ ion kim loại mạnh, giảm oxit nitric và hydroxyl. Saccharomyces boulardii, có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng đường ruột do Escherichia coli, Salmonella typhimurium, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Proteus Vulgaris, Yersinia enteratioitica và Candida albicans. 
  • Bacillus spp góp phần loại bỏ nitơ và chuyển đổi chất hữu cơ thành CO2 và nước, tăng  protein tổng hợp, protease, amylase, hoạt động lipase trong đường tiêu hóa của tôm.

XỬ LÝ NƯỚC DÙNG CHO NUÔI TÔM CÁ CÔNG NGHỆ CAO

Hình cá và động vật phù du phát triển sinh sản trong ao xử lý sinh học - chứa thải - syphon và hoàn lưu nước lại nuôi tại Farm Đức Thuận - Kiên Giang.

  • Việc phân giải của vi sinh tạo ra các enzym có lợi xử lý các thành phần phân thải và thức ăn, dư thừa giúp cải thiện chất lượng nước. Tuy nhiên, để chúng làm được điều này cần có môi trường cho chúng tồn tại và sinh khối lên. Một trong điều kiện bắt buộc là dòng chảy liên tục đảm bảo đủ oxy cho một số vi sinh có lợi cần oxy sinh trưởng.
  • Một số chủng loại bắt buộc oxy đảm bảo > 5 mg/lít mới chuyển hóa và sinh khối được, một số khác cần nhiệt độ cao mới phát triển tốt và đa số cần giá thể làm nơi trú ẩn, sinh khối và xử lý nước. Vì vậy, nên dùng CaCO3 làm giá thể cho vi sinh, giúp môi trường ổn định, vừa cung cấp canxi, tăng kiềm tốt vừa có giá thành rẻ dễ sử dụng. 

Quy trình xử lý nước cho các mô hình  "STC A1", "STC A2" , "STC 2 IN 1" từ Cty Etech STC

  • Mô hình Sông trong ao - STC A1: nuôi tôm cá Siêu Thâm Canh, ao lót bạt 100%.
  • Mô hình Sông Trong Ao - STC A2: nuôi tôm cá ao đất, hoặc ao đất lót bạt bờ nuôi công nghiệp. 
  • Mô hình STC 2 in 1: nuôi tôm cá Siêu Thâm Canh, bao gồm một ao nuôi tôm hoặc cá ăn thức ăn công nghiệp với mật độ cao thích hợp và một ao lắng - lọc sinh học nuôi Động vật phù du làm Thức ăn tự nhiên cho tôm cá bên ao nuôi.

Ao chứa thải syphon

  •  Ao này cần nuôi một số loại cá kinh tế như cá nâu, cá đối, cá dứa, cá rô phi, cá trê…để sau khi syphon có phân tôm và thức ăn dư thừa hoặc một số con tôm yếu, tôm chết thì cá xử lý. Đồng thời, cần bố trí quạt nhỏ hoặc ít tim oxy sủi để tạo dòng chảy giúp nước ao được xử lý sạch, không ô nhiễm và không thối. Hơn nữa, việc cho ăn vi sinh STC CLEAN vào thức ăn sẽ giúp bảo vệ được môi trường ao chứa thảy này và xử lý nước tốt vì vi sinh vẫn còn trong phân khi ra bên ngoài nên không gây tích tụ ô nhiễm, cá và động vật phù du phát triển rất tốt, giúp hệ sinh thái ao luôn cân bằng và ổn định, đảm bảo giữ sạch môi trường xung quanh ao nuôi cũng như chất lượng nước thải tốt, thậm chí nước này hoàn toàn có thể hoàn lưu lại nuôi một cách an toàn.

Ao lắng

  • Sử dụng ziczac và tối ưu hóa dòng chảy tạo diện tích tiếp xúc nước và nên lưu giữ nước trong ao lắng lâu nhất có thể. Cần thả thêm cua nhỏ để ăn bớt các con hai mảnh bám trên những tấm ziczac. Do ao lắng được cấp nước trực tiếp từ ngoài sông vô nên thời gian giữ nước trong ao càng lâu càng tốt, ít nhất 24 tiếng để cho các trứng nước và các chất lơ lửng lắng xuống hoặc bám lên những tấm ziczac. Sau khoảng hai vụ nuôi nên vệ sinh ao này một lần hoặc dùng STC F200 tạt theo những tấm ziczac để xử lý các mầm bệnh.

Ao sẵn sàng

Xử lý khuẩn, động vật hai mảnh trong ao sẵn sàng

  • Khi cấp nước vào cần qua túi lọc và tạo dòng chảy, có hố syphon gom chất thải. Sử dụng STC F200 để xử lý triệt để hai mảnh, trứng nước, ký sinh trùng, nhớt bạt, nấm đồng tiền và nấm chân chó. Khi cấp nước từ ao lắng qua cần được lọc kỹ. Sau đó, chạy quạt tạo dòng chảy. Tiếp theo khoảng 10 phút, tạt STC F200 1 gói/1.000m3 nước và chạy quạt liên tục 24 tiếng trở lên sau đó giải độc lại.

Giải độc nước trong ao sẵn sàng

  • Để giải độc nước cần bổ sung thêm CaO hoặc CaCO3 để tăng kiềm, ổn định môi trường bên ngoài và cung cấp thêm lượng canxi có lợi cho tôm. Nên kết hợp với STC Z ONE nhằm giải độc và lắng các hợp chất lợn cợn, tảo tàn hoặc các kim loại nặng và phèn còn tồn lưu trong nước đảm bảo nước cấp vào không độc và làm tiền đề cho vi sinh phát triển. Liều dùng 1 gói STC  Z ONE/ 3.000 m3 nước.

XỬ LÝ NƯỚC DÙNG CHO NUÔI TÔM CÁ CÔNG NGHỆ CAO

Hình xử lý vôi nóng - CaO cho ao sẵn sàng tại Farm Đức Thuận Mô hình "STC A1" cty Etech STC.

xử lý nước ao nuôi tôm

Hình STC Z ONE giải độc nước ao nuôi tôm cá.

Gây vi sinh có lợi trên ao sẵn sàng

  • Tạt trực tiếp TS-39, STC BIO + STC FLOCK. Một số Farm tiết kiệm ít sử dụng vi sinh ngoài ao sẵn sàng nhưng chúng ta cần biết rằng để nuôi vi sinh, bên cạnh giá thể, môi trường, dinh dưỡng, nhiệt độ, oxy, dòng chảy liên tục thì cũng cần thêm thời gian cho vi sinh kích hoạt, ổn định và tăng mật độ để ức chế khuẩn xấu. Vì vậy, cần cung cấp vi sinh ngoài ao để chúng phát triển và giúp ổn định nước ao nuôi.

Ao nuôi

Cấp nước 

  • Cấp nước vào cần phải qua túi lọc chuyên dụng, nên sử dụng lọc dưới 5 micromet để loại bỏ trứng nước hoặc trứng ký sinh trùng, trứng ếch nhái…
  • Ao nuôi cần tạo dòng chảy liên tục để duy trì vi sinh, giúp tăng cường oxy, đồng thời giúp tăng khả năng phân tán oxy trong nước khi oxy sủi và chạy quạt (pha khí - pha lỏng). Dòng chảy liên tục trong ao làm cho các hệ trong nước ở trạng thái động, giúp gom cặn bã ra hố để syphon dễ dàng hơn, giúp hệ vi sinh tồn tại và có khả năng tăng sinh tốt. 
  • Ngoài ra, giá thể nơi mà vi sinh trú ẩn trong ao lúc này là các vỉ ống oxy, hệ khoáng và CaCO3. Trong đó, CaCO3 không những tạo giá thể và Hệ đệm mà còn giúp tăng kiềm và cung cấp canxi. Hơn nữa, chúng còn làm nền cho vi sinh bám và che bớt ánh sáng tránh sốc tôm. Đồng thời, khi vi sinh phát triển tạo ra các enzym - acid hữu cơ làm giảm pH thì lớp CaCO3 này tan ra tạo canxi và tăng kiềm ổn định môi trường [Cơ chế tăng kiềm]. Đây là hệ sinh thái cộng sinh trong ao nuôi và quá trình này cần được duy trì liên tục và trạng thái luôn động, không tĩnh.  

Gây màu nhanh ao nuôi

  • Sinh khối STC-BIO sử dụng công thức: STC BIO + 200 lít nước sạch (nước ngọt, không clo, không phèn) + 15kg đường mật được sát khuẩn bằng đun sôi, sau đó sục khí liên tục 36 tiếng trở lên. Đo pH dưới 4.0 là có thể tạt gây màu và kiểm soát cắt tảo. Thông thường, khoảng 3-4 ngày sau khi cấp nước vào ao nuôi thì có thể thả tôm. Do đó, nên gây màu nước ao nuôi sớm để thả tôm tránh để lâu vì có thể bị một số loại côn trùng xâm nhập hoặc môi trường bị nhiễm chéo khuẩn. Liều sử dụng gây màu là 10 lít/1000m3 và sử dụng vào buổi sáng. Để lên màu nhanh nên kết hợp với 3kg STC FLOCK/2.000m3 nước, tạt trực tiếp và cần duy trì thêm 2-3 ngày liên tục để đảm bảo màu nước ổn định và lên màu tốt mới thả tôm. Tất nhiên là việc gây màu cũng cần lót đệm hệ CaCO3 vào buổi sáng để vừa tạo giá thể cho vi sinh vừa ổn định môi trường.

Duy trì vi sinh có lợi trong ao và ức chế khuẩn vibrio ao nuôi

  • Trong quá trình nuôi, tôm còn nhỏ cần duy trì màu nước ổn định, tốt nhất là màu trà hoặc màu vỏ đậu. Ngoài ra, tích hợp vi sinh xử lý tăng cường vi khuẩn có lợi xử lý NH3/NO2- cần thêm ts-39 1 gói/1.500 m3 định kỳ 4 ngày/lần. 
  • Dùng vi sinh có lợi ức chế và kìm hãm khuẩn xấu theo nguyên tắc “ Trong đấm ngoài xoa’’, có nghĩa là bên cạnh việc tạt trực tiếp vi sinh vào nước để xử lý nước ao nuôi thì cần kết hợp với cho ăn để đưa vi sinh vào thức ăn làm hệ đường ruột của tôm có vi sinh. Khi đó, chúng ức chế khuẩn Vibrio phát triển và giúp giảm tải việc xử lý phân thải hoặc thức ăn dư thừa. Đồng thời, khi syphon ra ngoài do còn vi sinh nên cá hoặc động vật phù du vẫn phát triển tốtkhông tích lũy ô nhiễm. Sản phẩm vi sinh sử dụng cho ăn là STC CLEAN 10g/kg thức ăn lúc tôm còn nhỏ, 5g/kg thức ăn khi tôm lớn, cho ăn liên tục suốt vụ nuôi tham khảo thêm link: Tại sao cần dùng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản? Nhân sinh khối vi sinh làm gì và hiệu quả ra sau?

Kết luận và khuyến nghị

  • 3 nguyên tắc cần hiểu và áp dụng trong nuôi tôm là 1. Dòng chảy trong ao liên tục 2. Oxy liên tục và đủ 3. Không làm thay đổi quá đột ngột môi trường trong ao có tôm làm sốc tôm - dễ gây bệnh tham khảo thêm link: 3 Nguyên tắc bất di bất dịch trong nuôi tôm cá.
  • Việc phục hồi môi trường sinh thái tự nhiên trong ao nuôi luôn cần thiết vì bản chất của tôm là thích sống trong tự nhiên, ở sông và biển.
  • Bằng cách quản lý chất lượng nước, duy trì cân bằng sinh thái, nuôi được vi sinh có lợi trong ao tôm và tăng sức đề kháng cho con tôm, người nuôi sẽ giảm thiểu rủi ro đáng kể.

Sản phẩm sử dụng theo quy trình XỬ LÝ NƯỚC:       

Xử lý nước ao nuôi công nghệ cao

 

Viết bài: Ks Lâm Thị Cẩm Tú, Ks Trần Huỳnh Như

Bổ sung hình ảnh Farm nuôi: Ks Nguyễn Hữu Có

Chỉnh bản thảo: Ths Tô Kim Thúy

Duyệt nội dung: Ths Lê Trung Thực

Tài liệu tham khảo

  1. https://en.wikipedia.org/wiki/Lactobacillus

Đăng kí nhận tin