CHẶN NGUỒN GỐC SINH RA NO2, NH3/NH4+ TRONG NUÔI TÔM, CÁ VÀ CÁC VẬT NUÔI THỦY SẢN KHÁC VỚI STC CLEAN

NH3, NO2 là các khí độc. Khi đủ lớn, chúng sẽ trở thành 1 trong 3 nguyên nhân chính gây độc làm chết tôm, cá và các động vật nuôi thủy sản khác. Khi chúng xuất hiện trong môi trường nước và dưới đáy ao, nấm, khuẩn, nội ngoại ký sinh trùng kể cả virút phát triển làm vật nuôi stress dẫn đến cắn nhau, dần dần bị tổn thương, sức đề kháng yếu và phát bệnh. Như vậy, bản chất, nguồn gốc chính sinh ra khí độc là do đâu?

1. Nguồn gốc chính sinh ra NO2, NH3 trong ao nuôi tôm, cá và các vật nuôi thủy sản khác

Tôm, cá và các vật nuôi thủy sản được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp hay nuôi bằng công nghệ cao, ao nuôi sẽ sinh ra NH3, NO2 liên tục và việc xử lý khí NH3, NO2 là thử thách lớn đối với người nuôi. Khi kiểm soát được khí độc NH3, NO2 thì khả năng thành công của vụ nuôi là hơn 70%. Khí độc trong ao gây độc và chúng là 1 trong 3 nguyên nhân gây chết tôm, cá, các vật nuôi trồng thủy sản khác. Các hiện tượng cũng như các bệnh xuất hiện trong ao nuôi có nguồn gốc từ khí độc NH3, NO2 như: EMS/AHPND, TPD, vàng gan, teo gan, gan thận mủ, chướng hơi sình bụng, phân lỏng, phân trắng, nội ngoại ký sinh trùng, EHP, nấm, nhớt bạt, khuẩn, rớt cục thịt, cụt râu, mòn đuôi, ghẻ lở, xuất huyết...và khi môi trường nước xấu thì các bệnh do virus như đốm trắng, đỏ thân, xuất huyết trên cá, ếch sẽ tấn công vật nuôi và gây chết rất nhanh. Bà con tham khảo clip sau:

 

 

Thí nghiệm chứng minh phân thải từ vật nuôi là nguồn gốc chính sinh ra NO2, NH3 trong ao nuôi như sau:

  •  Lấy cốc hay chén nhỏ đựng 50ml nước lọc.
  •  Sau đó, dùng vợt hay muỗng nhỏ lấy phân tôm thẻ nuôi ao bạt 100% thải ra nằm trên chọp hay phân đã syphon cho vào cốc nước và khuấy cho vỡ mịn ra. 
  • Sau 3 phút, lấy nước đã khuấy đo NH3, NO2 thấy xuất hiện khí độc rất nhiều. 
  • Nồng độ khí độc này cao hay thấp phụ thuộc vào lượng phân lấy mẫu bỏ vào cốc.

2. Tại sao STC CLEAN chặn được nguồn gốc sinh ra NO2, NH3/NH4+ trong nuôi tôm, cá và các vật nuôi thủy sản khác?

Trong 2 năm qua, STC CLEAN với những dòng vi sinh nhập khẩu từ Mỹ đúng chủng loại chuyên xử lý NH3, NO2 đã được nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng. Những dòng vi sinh này chuyên cho ăn và khi đưa vào đường ruột tôm, cá và các vật nuôi thủy sản khác sẽ được chuyển hóa thành những enzym chuyên phân giải nitơ, giúp tôm, cá cũng như vật nuôi thủy sản hấp thụ triệt để lượng đạm nằm trong thức ăn công nghiệp. Khi đó, phân thải ra không còn khí độc, điều này sẽ làm giảm đáng kể lượng ô nhiễm và giúp việc xử lý môi trường bên ngoài trở nên nhẹ nhàng hơn. Lúc này, tôm lớn nhanh, hệ số thức ăn giảm và lợi nhuận tăng.

3. Giải pháp từ STC CLEAN chặn nguồn gốc sinh ra NO2, NH3/NH4+ trong nuôi tôm, cá và các vật nuôi thủy sản khác.

Đánh giá trên ao nuôi tôm thẻ chân trắng thực tế tại Farm Etech STC: 

  • Ao nuôi lót bạt 100%, diện tích ao: 1.300 m2, nuôi giai đoạn 2, mật độ nuôi: 100 con/m2, size tôm: 200 con/kg, ăn tổng 35kg thức ăn/ngày. Thời gian nuôi 42 ngày.
  • Kết quả như sau: Khi ăn 2 gam STC CLEAN/kg thức ăn, ăn các cữ trong ngày (4 cữ), kết quả kiểm tra cho thấy NO2 = 5 mg/lít, NH4+ = 0,5 mg/lít trong khi không cho ăn STC CLEAN khí độc ban đầu NO2 = 10mg/lít, NH4+ =10mg/lít.

Hình test nồng độ NO2 = 5 mg/lít, NH4+ =0,5 mg/lít từ phân tôm thẻ thải ra sau khi ăn STC CLEAN 2g/kg thức ăn tại Farm Đức Thuận - Kiên Giang 6/4/2024.

  • Sau khi cho ăn 4g STC CLEAN/kg thức ăn, cách kiểm tra phân tôm như trên cho kết quả NH3 =0, NO2 =0.

Hình test NO2 =0 mg/lít, NH3 =0 mg/lít từ phân tôm thẻ thải ra sau khi ăn STC CLEAN 4g/kg thức ăn tại Farm Đức Thuận - Kiên Giang 8/4/2024.

  • Ngoài việc kiểm tra phân thải đã ăn STC CLEAN thấy không sinh ra khí độc, nhóm nghiên cứu cũng đo lại môi trường ao nuôi cho thấy NO2 và NH3 điều không có. So với trước đây thời điểm này và mật độ nuôi thấp hơn có 70 con/m2 ao nuôi  không ăn STC CLEAN thì lượng NO2 =5mg/lít, NH4+ =2mg/lít.

Hình test nước kiểm tra NH4, NO2 =0 trên ao nuôi đã cho ăn STC CLEAN 4g/kg thức ăn tại Farm Đức Thuận.

Đánh giá hồ vèo tôm thẻ chân trắng bằng hồ thủy tinh:

  • Mật độ vèo 4.000 con/m3, hồ vèo  2m3 nước, vèo 15 ngày, size tôm 5.500 con/kg. Syphon lấy khoảng 50% chất rắn lắng ra ngoài và 2 ngày syphon lần. Trộn cho ăn 10g STC CLEAN cho 1kg thức ăn, 
  • Khi đó lấy 50g phân đã syphon vào 50ml nước làm thí nghiệm giống như trên như trên kiểm tra không có khí độc NH3, NO2.

Hình test NO2, NH3 =0 từ phân tôm thẻ thải ra sau khi ăn STC CLEAN 10g/kg thức ăn tại hồ vèo khu nghiên cứu của Công ty Etech STC.

Đánh giá trên nuôi lươn hồ lót bạt 100% - nuôi lươn không bùn:

  •  Lươn nuôi mật độ 300 con/m2, hồ nuôi 5m2, size lươn 10 con/kg, nuôi theo quy trình RAS, cho ăn STC Clean  3 gam/kg thức ăn, ăn 2 cữ/ngày kết quả kiểm tra phân lươn thải ra NO2 =0 ml/lít,, NH3 =0 mg/lít. 
  • Tham khảo clip sau:

Hình Ths. Lê Trung Thực kiểm tra phân lươn tại Farm nuôi lươn Chú 2 Bình Chánh HCM, năm 2021.

Như vậy, đối với tôm, cá, ếch lươn và các vật nuôi thủy sản khác, việc ăn STC CLEAN 4g/kg thức ăn suốt trong quá trình nuôi sẽ ngăn chặn hoàn toàn lượng NH3 và NO2 sinh ra từ phân thải sau khi chúng ăn thức ăn công nghiệp mà không phụ thuộc vào lượng lấy mẫu của phân thải hay việc khuấy làm tan rã mịn của phân. Tham khảo clip sau:

4. Giải pháp đồng thời ngoài ăn STC CLEAN để xử lý triệt để NO2, NH3/NH4+ an toàn trong nuôi tôm, cá và các vật nuôi thủy sản khác

Khi cho ăn, một số thức ăn thất thoát còn tồn động trong ao nuôi do các vật nuôi không ăn hết và tích lũy lâu ngày sinh khí độc. Mặt khác, nước cấp vào vẫn còn tồn tại một số chất hữu cơ chứa nitơ. Ngoài ra, một số nitơ hòa tan nuôi tảo khi tảo tàn sẽ sinh ra khí độc. Do những nguyên nhân đó nên người nuôi cần kiểm soát thêm môi trường bên ngoài bên cạnh với việc ăn STC CLEAN để giúp ngăn chặn nguồn gốc NO2, NH3 từ bên trong phân thải với những giải pháp như sau:

Đối với tôm

  1. Ao công nghệ cao, ao công nghiệp không để phân thải “tan mịn - vỡ ra” làm sinh ra khí độc, dễ bám vào bạt, làm nước kẹo và dơ nhanh.

  2. Mở van vỉ oxy - superland nhẹ, nhỏ, đặt gần bờ, đặc biệt các góc tù - góc bo tròn trong ao phải nhiều vỉ oxy,  không làm phân tôm, cặn luẩn quẩn trong ao lâu mà phải đảm bảo gom tốt ra hố syphon. 

  3.  Syphon cặn, phân thải, các chất nằm dưới đáy ao còn “nguyên vẹn” ra ngoài càng sớm, càng tốt.

  4. Tăng quạt - tăng dòng chảy để tăng khả năng phân tán tốt oxy và gom, hoặc nâng nước lên cao, muốn tăng oxy hòa tan thì tăng số vĩ hay đĩa oxy không mở van lớn để sủi quá mạnh oxy.

  5. Thiết kế ao hạn chế gốc chết, ao nuôi càng tròn, càng dốc đứng càng tốt, hạn chế tối thiểu các giá đỡ, đường ống nằm dưới ao làm cản trở gom cặn, phân, chất dơ trong ao tạo thành nơi tích tụ ô nhiễm. Lắp đặt oxy và quạt tạo 3 khu trong ao nuôi: 1- Khu để sống - oxy sát chân bờ, 2 - Khu để  ăn cách oxy sủi 1-2 m, 3- Khu thải gần và ngai hố syphon.

  6. Cho ăn STC CLEAN suốt trong các cữ ăn để ngăn chặn phân thối hay ngăn chặn sinh ra khí NH3/NO2 sau khi phân qua đường tiêu hóa của tôm, cá và các vật nuôi thủy sản khác.

  7. Nước ao sẵn sàng hoặc nước ao nuôi trước khi thả giống nên được xử lý tốt tảo, ký sinh trùng, nấm, khuẩn bằng STC F200 và nuôi vi sinh ở ao sẵn sàng bằng STC-BIO ủ sinh khối để có đủ lượng, đủ mật độ vi sinh được kích hoạt sẵn giúp xử lý triệt để khí độc khi được đưa vào ao nuôi.

  8.  Ngoài ra nếu sử dụng đúng, đủ vi sinh STC-BIO + TS-39 sẽ không sinh ra các hiện tượng trên.

Đối với cá, ếch lươn, và động vật nuôi khác 

  • Thực hiện giống các mục của tôm mục c, mục f, mục h

5. Kết luận khuyến nghị

  • Xử lý NH3 và NO2 sẽ có hai cách tiếp cận để giải quyết đó là cho ăn STC CLEAN ngăn chặn từ bên trong đường ruột vật nuôi và xử lý môi trường nước bên ngoài. Kiểm soát NH3, NO2 bằng những giải pháp cụ thể giúp người nuôi giảm rủi ro trong quá trình nuôi.
  • Phòng bệnh hơn chữa bệnh, cần áp dụng sơ đồ quản lý rủi ro 6M vào trong chăn nuôi tham khảo thêm clip sau: 

 

 

  • STC CLEAN phiên bản 1 men vi sinh ăn chặn được NO2, hiện tại phiên bản 2 chặn triệt để NH3 và NO2 sinh ra từ phân thải. Chúng tôi luôn luôn nghiên cứu và nâng cấp chất lượng sản phẩm giúp  giảm bớt rủi ro cho người nuôi trồng thủy sản.

Hình sản phẩm STC CLEAN, TS-39 và STC-BIO

 

Viết bài: Ths. Lê Trung Thực

Đăng kí nhận tin